Thứ ba, 30/04/2024
(Thứ năm, 11/04/2024, 11:14 am GMT+7)

Vừa qua, Bộ công an đã xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, dựa trên các các quy định của pháp luật hiện hành, đánh giá là phù hợp, bảo đảm đáp ứng nhu cầu thực tiễn ở các địa bàn cơ sở trong công tác giữ gìn ANTT, đã được Quốc hội thông qua gồm 5 Chương, 33 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Pháp lệnh Công an xã số 06/2008/PL-UBTVQH12 hết hiệu lực từ ngày Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có hiệu lực thi hành. việc nghiên cứu xây dựng dự án Luật này đảm bảo quy định cụ thể rõ ràng, không chồng chéo, không mâu thuẫn với các văn bản luật khác. Cụ thể:

Một là, thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gắn với kiện toàn lực lượng, tinh gọn đầu mối, giảm chi ngân sách nhà nước; tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở.

Hai là, điều chỉnh thay đổi về vị trí, chức năng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sau khi được kiện toàn thành một lực lượng thống nhất; xác định cụ thể vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quan hệ công tác, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở với tính chất là lực lượng quần chúng tự nguyện, tự quản dưới sự quản lý của chính quyền, tham gia hỗ trợ lực lượng Công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở.

Ba là, kịp thời tạo cơ sở pháp lý để quy định cụ thể nhiệm vụ, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ được tiếp tục sử dụng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với lực lượng đã được tuyển dụng, huấn luyện và cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Bốn là, bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Năm là, sắp xếp, bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo hướng thống nhất, kiện toàn, tinh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quan hệ công tác, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Sáu là, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở.

Bảy là, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, có hiệu lực pháp lý cao quy định về nhiệm vụ, hoạt động, xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Qua đó, có thể thấy được tầm quan trọng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Tính cấp thiết của việc triển khai ban hành bộ Luật này, nhằm đáp ứng được yêu cầu công tác của cấp cơ sở hiện nay, quy định rõ ràng về chức năng nhiệm vụ, đảm bảo các quyền lợi cho lực lượng này, chức năng nhiệm vụ được cụ thể hoá bằng văn bản luật rõ ràng, tránh chồng chéo nhiệm vụ với lực lượng Công an xã chính quy hiện nay.

Theo hvannd.edu.vn

Ý kiến
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp