Thứ năm, 27/06/2024
(Thứ sáu, 21/06/2024, 06:39 am GMT+7)

1. Người có công với cách mạng và nhân thân người có công gồm những ai?

Theo Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, tại Điều 3 quy định người có công với cách mạng gồm những người sau đây:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

- Liệt sĩ;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh;

- Bệnh binh;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

- Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

- Người có công giúp đỡ cách mạng.

Bên cạnh đó, thân nhân của người có công với cách mạng cũng được quy định bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.

2. Các trường hợp thân nhân người có công được cấp Bảo hiểm y tế

Theo quy định tại khoản 11, 12 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung Nghị định 131/2021/NĐ-CP, ngày 30/12/2021 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng) thì thân nhân của các đối tượng người có công với cách mạng sau đây được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế (BHYT) bao gồm:

- Thân nhân của liệt sĩ gồm: cha đẻ; mẹ đẻ; vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi liệt sĩ.

- Thân nhân của người có công, trừ các đối tượng thân nhân của liệt sĩ, gồm:

+ Vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi hoặc khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

+ Con đẻ từ đủ 6 tuổi trở lên bị dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Do đó, những người thuộc một trong những đối tượng nêu trên thì cần liên hệ với đơn vị có trách nhiệm lập danh sách cấp thẻ BHYT. Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì: UBND xã có trách nhiệm lập danh sách đối với đối tượng này.

Như vậy, đối với trường hợp người dân chỉ là thân nhân của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huân, Huy chương kháng chiến theo quy định tại Điều 35, 38 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 mà không đồng thời thuộc các đối tượng trên thì không được cấp BHYT theo ngân sách của Nhà nước./.

VH - Phòng TCCB

 

 

Ý kiến
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp