1. Đối với người lao động đang cư trú, tạm trú trong “vùng xanh” trên địa bàn tỉnh:
Người lao động được quyền lựa chọn ở tại nơi lưu trú tập trung của doanh nghiệp hoặc đi làm và trở về nơi cư trú, tạm trú hàng ngày; được lựa chọn hình thức di chuyển từ nơi cư trú, tạm trú đến doanh nghiệp và ngược lại bằng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện do doanh nghiệp bố trí đưa đón; cam kết thực hiện nghiêm các biện pháp chống, dịch Covid-19 theo quy định.
Trong ngày đầu tiên người lao động trở lại doanh nghiệp làm việc, doanh nghiệp phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc đảm bảo người lao động âm tính với Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR.
Trường hợp người lao động tự di chuyển phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc “2 điểm, 1 đường”. Nghĩa là, người lao động phải cam kết chỉ di chuyển từ nơi cư trú, tạm trú đến doanh nghiệp và ngược lại, không được phép dừng, đỗ, đi vào những nơi khác tiếp xúc với người trên đường.
2- Đối với người lao động đang cư trú, tạm trú trong “vùng vàng” trên địa bàn tỉnh: Doanh nghiệp phải bố trí nơi lưu trú tập trung cho người lao động.
3- Đối với người lao động đang ở tại nơi lưu trú tập trung của doanh nghiệp trong “vùng xanh” thuộc địa bàn ngoài tỉnh mà đi đến doanh nghiệp làm việc và trở về nơi lưu trú tập trung hàng ngày:
Doanh nghiệp phải bố trí phương tiện đưa đón người lao động đảm bảo nguyên tắc trên một phương tiện đưa đón chỉ có người lao động của một doanh nghiệp và cũng theo nguyên tắc “2 điểm, 1 đường”, nghĩa là không được phép dừng, đỗ, đi vào những nơi khác để người trên xe tiếp xúc với người trên đường. Đồng thời, cam kết thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch: đo thân nhiệt, sát khuẩn, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách,...
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý và cam kết người lao động khi về nơi lưu trú tập trung chỉ ở nơi lưu trú tập trung, không có sự tiếp xúc với bên ngoài cộng đồng.
4-Đối với người lao động đang cư trú, tạm trú trong “vùng xanh” thuộc địa bàn ngoài tỉnh:
Doanh nghiệp phải bố trí nơi lưu trú tập trung cho người lao động. Trước khi cho người lao động vào doanh nghiệp làm việc, doanh nghiệp phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc đảm bảo người lao động âm tính với Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR.
Doanh nghiệp chỉ được phép tuyển dụng người lao động đang cư trú, tạm trú trong “vùng xanh” thuộc địa bàn trong và ngoài tỉnh; ngày đầu tiên đi làm doanh nghiệp phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc đảm bảo người lao động âm tính với Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR.
5- Đối với việc tuyển mới lao động:
Doanh nghiệp chỉ được phép tuyển dụng người lao động đang cư trú, tạm trú trong “vùng xanh” thuộc địa bàn trong và ngoài tỉnh. Ngày đầu tiên đi làm doanh nghiệp phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc đảm bảo người lao động âm tính với Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR.
6- Bố trí nơi lưu trú tập trung cho người lao động:
Doanh nghiệp tự quyết định việc bố trí nơi lưu trú tập trung cho người lao động ở trong doanh nghiệp hoặc thuê các khu nhà trọ, khách sạn, nhà nghỉ... đã đảm bảo an toàn với nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19. Thực hiện theo nguyên tắc "một nơi lưu trú tập trung chỉ cho lao động của một doanh nghiệp ở". Phải cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; giám sát người lao động trong việc thực hiện các quy định về phòng chống dịch Covid-19.
7- Thực hiện cách ly khi phát hiện người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 tại doanh nghiệp:
Doanh nghiệp bắt buộc phải bố trí khu vực cách ly tập trung trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải bố trí dự phòng phòng cách ly tế tạm thời để thực hiện cách ly các trường hợp phát hiện người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 tại doanh nghiệp trong thời chờ cơ quan chức năng xử lý đưa đến khu cách ly tập trung.
8- Phương tiện vận chuyển hàng hóa; đưa, đón người lao động:
Đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa từ tỉnh ngoài đến các KCN tỉnh Bắc Giang và vận chuyển trong nội bộ trong tỉnh phục vụ sản xuất của các KCN: Các trạm/chốt kiểm soát dịch chỉ yêu cầu lái xe, phụ xe thực hiện khai báo y tế, đo thân nhiệt, khai báo lịch trình di chuyển, số điện thoại liên lạc và nhanh chóng cho phương tiện lưu thông.
Đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa từ KCN tỉnh Bắc Giang đến các tỉnh khác: Doanh nghiệp lập hồ sơ an toàn Covid cho các phương tiện vận chuyển và lái xe, phụ xe, (bao gồm: Giấy chứng nhận khử khuẩn phương tiện, chứng nhận xét nghiệm âm tính Covid trong vòng 3 ngày, chứng nhận tiêm vaccine) theo hướng dẫn của Sở Y tế.
Các phương tiện đưa đón người lao động (kể cả lao động là người nước ngoài) phải có phù hiệu do Sở Giao thông vận tải cấp. Thời gian Sở giải quyết thủ tục cấp phù hiệu trong ngày.
9- Tiêm phòng vaccine Covid - 19 cho người lao động:
Ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 cho người lao động đang làm việc cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp; lái xe, phụ xe vận chuyển hàng hóa, người cung cấp dịch vụ thường xuyên tiếp xúc với người lao động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp tự tìm kiếm và mua vaccine để tiêm cho người người lao động trong doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Doanh nghiệp lập danh sách người lao động; lái xe, phụ xe vận chuyển hàng hóa, người cung cấp dịch vụ thường xuyên tiếp xúc với người lao động của doanh nghiệp gửi về Ban Quản lý các KCN tỉnh.
Trong 2 tháng đầu, thực hiện xét nghiệm Covid-19 đối với toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp và toàn bộ những người cung cấp dịch vụ có tiếp xúc với người lao động của doanh nghiệp mỗi lần cách nhau 7 ngày.
Những tháng tiếp theo, mỗi tháng xét nghiệm ngẫu nhiên 50% lao động của doanh nghiệp và toàn bộ những người cung cấp dịch vụ có tiếp xúc với người lao động của doanh nghiệp trước ngày 15 hàng tháng.
Doanh nghiệp tự quyết định việc lựa chọn hình thức xét nghiệm test nhanh hay PCR và chịu sự giám sát của cơ quan y tế. Doanh nghiệp phải xây dựng Kế hoạch có ngày xét nghiệm cụ thể từng đợt gửi về Ban Quản lý các KCN tỉnh để cử cán bộ giám sát.
11. Về quản lý lao động:
Trước mắt, các doanh nghiệp không sử dụng lao động ngắn hạn, thời vụ cho khi có đến khi có thông báo mới.
Sau 3 ngày hoạt động, doanh nghiệp phải hoàn chỉnh việc cập nhật thông tin lao động vào phần mềm Quản lý và truy vết Covid. Hàng tuần, rà soát cập nhật bổ sung vào Phần mềm đối với biến động lao động của doanh nghiệp.
Khi tình hình dịch bệnh có sự thay đổi hoặc quá trình thực hiện phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phản ánh về Văn phòng UBND tỉnh (thông qua ông Nguyễn Văn Nhân, Trưởng phòng Kinh tế ngành; Số điện thoại: 0911.880.999)
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang