Thứ hai, 13/01/2025
(Thứ tư, 20/11/2024, 04:10 pm GMT+7)

Án tích là hậu quả pháp lý của một người đã thực hiện hành vi phạm tội bị  tòa án kết án bằng một bản án theo quy định của Bộ Luật hình sự.

Những thủ tục cần biết trong xóa án tích

- Xóa án tích là người bị kết án về hành vi phạm tội theo quy định của bộ Luật hình sự sau khi chấp hành xong hình phạt tù và trải qua thời gian thử thách thì được xóa án tích.

- Người được xác định xóa án tích thì coi như chưa bị kết án được tham gia các hoạt động xã hội và không bị hạn chế một số quyền công dân như: Xuất khẩu lao động, du lịch nước ngoài, kinh doanh dịch vụ, có điều kiện cho bản thân và gia đình tham gia các lợi ích xã hội khác.

- Có 3 trường hợp xóa án tích cụ thể như sau:

- Một là: Đương nhiên xóa án tích;

- Hai là: Xóa án tích theo quyết định của Tòa án;

- Ba là: Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.

Trong phạm vi tìm hiểu về bài viết này chúng tôi xin trích dẫn một số quy định về điều kiện đương nhiên xóa án tích cụ thể:

- Đương nhiên được xóa thích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội được quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của bộ luật hình sự năm 2015 (tức là tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội phá hoại hòa bình, chống lại loài người). Sau khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính và thời gian thử thách án treo và chấp hành xong các hình phạt bổ sung các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

- Thứ nhất: 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

- Thứ hai: 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

- Thứ ba: 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

- Thứ tư: 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Người bị kết án đương nhiên được xóa tích: Trường hợp người bị kết án đang phải chấp hành hình phạt bổ sung như quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định hoặc trước một số quyền của công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm nêu trên thì thời hạn đương nhiên được xóa tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung. Như vậy theo quy định tài khoản 4 Điều 70 bộ Luật hình sự thì cơ quan quản lý dữ liệu tư pháp thuộc Sở tư pháp (nơi công dân có hộ khẩu thường trú) có trách nhiệm cung cấp cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án, khi công dân có yêu cầu cấp lý lịch tư pháp hoặc xác nhận người đó không có án tích thì thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người đề nghị.

Sau đây chúng tôi xin cung cấp về thủ tục xin đề nghị cấp giấy lý lịch tư pháp qua dịch vụ công trên ứng dụng, trên tài khoản định danh điện tử cá nhân VNeID cổng dịch vụ công của Bộ Công an gồm các bước như sau:

- Bước 1: Mở tài khoản ứng dụng VNeID;

- Bước 2: Vào mục thủ tục hành chính;

- Bước 3: Vào dịch vụ công tư pháp;

- Bước 4: Nhấn vào mục cấp phiếu lý lịch tư pháp và làm theo hướng dẫn kê khai các thông tin cá nhân của người đề nghị cấp lý lịch tư pháp.

- Trường hợp người bị kết án cần cung cấp giấy xác nhận xóa tích thì cần chuẩn bị các thủ tục hồ sơ và gửi đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm để được cấp giấy xác nhận xóa án tích bao gồm:

1. Đơn xin xóa án tích theo mẫu;

2. Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ án đã cấp;

3. Giấy xác nhận của Cơ quan thi hành án dân sự về việc đã thi hành xong các khoản bồi thường án phí xử phạt;

4. Giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an cấp huyện nơi người bị kết án thường trú cấp theo mẫu;

5. Giấy xác nhận hộ khẩu, bản sao Căn cước công dân

Sau khi xóa án tích người chấp hành xong án phạt tù có thân nhân tốt

Nông Hương - CAH Sơn Động

Ý kiến
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp