Thứ bảy, 05/10/2024
(Thứ hai, 25/03/2024, 08:48 pm GMT+7)

Thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, nhằm tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận, vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH để học nghề, sản xuất kinh doanh, tạo lập cuộc sống, đồng thời cũng có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tạo việc làm, sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù. Theo đó Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg có quy định cụ thể:

1. Về đối tượng được vay: Người chấp hành xong án phạt tù có nơi cư trú ổn định, có cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù, trong thời gian 5 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương.

2. Mức tiền cho vay: Đối với vay vốn đào tạo nghề, mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù; Đối với vay sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm: Người chấp hành xong án phạt tù mức vốn cho vay tối đa 100 triệu đồng /người chấp hành xong án phạt tù; Cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

Phát triển nghề trồng rừng

- Bảo đảm tiền vay: Người chấp hành xong án phạt tù vay vốn đào tạo nghề và vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

- Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn trên 100 triệu đồng phải bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Chính sách xã hội về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay vốn.

3. Về lãi xuất: Lãi suất cho vay bằng lãi suát cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ; Lãi xuất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

4. Phương thức cho vay: Đối với người chấp hành xong án phạt tù, thực hiện phương thức cho vay thông qua hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với Ngân hành Chính sách xã hội. Trường hợp gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không có sức lao động, không có đủ hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì người chấp hành xong án phạt tù trực tiêp đứng tên vay vốn tại Ngân hành Chính sách xã hội.

5. Thủ tục cho vay: Người trong diện đối tượng được vay vốn chỉ cần làm đơn có xác nhận của địa phương và của Công an xã nơi cư trú. Có phương án sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích (không cần thế chấp) nộp cho Công an xã để đưa vào danh sách thống kê hằng tháng gửi cho Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để thẩm duyệt là có thể vay được tiền.

Thời gian qua sau khi Quyết định số 22 có hiệu lực Công an huyện đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, rà soát, số người có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn để phát triển kính tế.  Đến nay trên địa bàn thị trấn Tây Yên Tử có 02 người được giải ngân vay vốn, số tiền là 200 triệu đồng, để phục vụ cho việc phát triển rừng và chăn nuôi gia cầm, bước đầu cho thấy đã tăng thu nhập về chăn nuôi gia cầm từ nguồn vốn vay này, đây là mô hình phát triển kinh tế ổn định và bền vững tạo công ăn việc làm và có thu nhập đảm bảo cuộc sống, phòng tránh nguy cơ tái phạm tội.

Để công tác tái hòa nhập cộng đồng thực sự có hiệu quả đề nghị cấp ủy chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn, tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho những người sau khi mãn hạn tù trở về địa phương tái hòa nhập tiếp cận được nguồn vốn vay theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có việc làm ổn định cuộc sống.

Thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, nhằm tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận, vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH để học nghề, sản xuất kinh doanh, tạo lập cuộc sống, đồng thời cũng có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tạo việc làm, sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù. Theo đó Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg có quy định cụ thể:

1. Về đối tượng được vay: Người chấp hành xong án phạt tù có nơi cư trú ổn định, có cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù, trong thời gian 5 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương.

2. Mức tiền cho vay: Đối với vay vốn đào tạo nghề, mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù; Đối với vay sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm: Người chấp hành xong án phạt tù mức vốn cho vay tối đa 100 triệu đồng /người chấp hành xong án phạt tù; Cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Bảo đảm tiền vay: Người chấp hành xong án phạt tù vay vốn đào tạo nghề và vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

- Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn trên 100 triệu đồng phải bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Chính sách xã hội về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay vốn.

3. Về lãi xuất: Lãi suất cho vay bằng lãi suát cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ; Lãi xuất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

4. Phương thức cho vay: Đối với người chấp hành xong án phạt tù, thực hiện phương thức cho vay thông qua hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với Ngân hành Chính sách xã hội. Trường hợp gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không có sức lao động, không có đủ hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì người chấp hành xong án phạt tù trực tiêp đứng tên vay vốn tại Ngân hành Chính sách xã hội.

5. Thủ tục cho vay: Người trong diện đối tượng được vay vốn chỉ cần làm đơn có xác nhận của địa phương và của Công an xã nơi cư trú. Có phương án sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích (không cần thế chấp) nộp cho Công an xã để đưa vào danh sách thống kê hằng tháng gửi cho Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để thẩm duyệt là có thể vay được tiền.

Thời gian qua sau khi Quyết định số 22 có hiệu lực Công an huyện đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, rà soát, số người có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn để phát triển kính tế.  Đến nay trên địa bàn thị trấn Tây Yên Tử có 02 người được giải ngân vay vốn, số tiền là 200 triệu đồng, để phục vụ cho việc phát triển rừng và chăn nuôi gia cầm, bước đầu cho thấy đã tăng thu nhập về chăn nuôi gia cầm từ nguồn vốn vay này, đây là mô hình phát triển kinh tế ổn định và bền vững tạo công ăn việc làm và có thu nhập đảm bảo cuộc sống, phòng tránh nguy cơ tái phạm tội.

Hỗ trợ vay vốn cho người chấp hành xong án phạt tù

Để công tác tái hòa nhập cộng đồng thực sự có hiệu quả đề nghị cấp ủy chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn, tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho những người sau khi mãn hạn tù trở về địa phương tái hòa nhập tiếp cận được nguồn vốn vay theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có việc làm ổn định cuộc sống.

Ban biên tập

Ý kiến
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp