Thứ bảy, 20/04/2024
(Thứ sáu, 14/08/2020, 07:06 am GMT+7)
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sau đây viết tắt là Luật) được Quốc hội Khóa XIII thông qua ngày 26/11/2015 tại kỳ họp thứ 10; được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 8/12/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016.
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự được xây dựng trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo sau đây:
1. Quán triệt, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước về tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra hình sự nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
2. Phù hợp với Hiến pháp, sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động điều tra hình sự.
3. Trên cơ sở tổng kết thi hành Pháp lệnh năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành; kế thừa các quy định còn phù hợp đang phát huy tác dụng tốt, khắc phục tồn tại, bất cập, hạn chế của pháp luật về điều tra hình sự; đáp ứng yêu cầu của công tác điều tra hình sự trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình  hiện nay và những năm tiếp theo. Tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm pháp luật; thực tiễn tổ chức điều tra hình sự của một số nước phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.
4. Bảo đảm trong hoạt động điều tra hình sự, sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch và được kiểm soát chặt chẽ; điều tra nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

nguồn: bocongan.gov.vn

File đính kèm
Đề cương Luật TCCQĐTHS
Ý kiến
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp